Những điều cần biết về vạch xương cá mà tài xế lưu thông cần nắm để tránh tình trạng bị phạt, cùng Đào Tạo Lái Xe Vị Thanh tìm hiểu nhé!
Đôi nét về Vạch xương cá
Vạch xương cá là tên gọi mọi người đặt cho dễ nhớ, về phần trên văn bản Pháp Luật sẽ được sử dụng tên chính là “Vạch Kênh Hóa”.
Theo quy định tại Phụ lục G QCVN 41:2019/BGTVT quy định tại Luật Giao thông đường bộ:
Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.
Trường hợp vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.
Các dạng vạch xương cá
2.1 Vạch 4.1: Vạch xương cá dòng xe dạng gạch chéo
Bao gồm các nét liền, màu trắng và được vẽ song song.
Mỗi vạch rộng cách nhau khoảng 45cm và khoảng cách giữa hai mép vạch là 100 cm.
Vạch được kẻ nghiêng một góc 135 độ theo chiều kim đồng hồ so với chuyển động của xe.
2.2 Vạch 4.2: Vạch xương cá dạng chữ V
Bao gồm những đường nét liền và được vẽ song song với nhau theo dạng chữ V.
Khoảng cách giữa hai mép vạch là 100cm, và nghiêng một góc 135 độ ngược chiều kim đồng hồ so với chuyển động của xe.
Nét vẽ của gạch này có bề rộng là 20cm.
2.3 Vạch 4.3: Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên
Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên được kẻ ở trung tâm ngã tư giao nhau cùng mức để chỉ thị cho các phương tiện phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Khi vạch 4.3 được sử dụng, các phương tiện giao thông không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch, trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.
Lưu ý về vạch xương cá
Vạch kênh hóa dòng xe thường được sử dụng tại các địa điểm:
Các nút giao thông cùng mức: Được dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp.
Các trạm thu phí: Được dùng để hướng dẫn xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.
Trên đoạn đường được bố trí vạch kênh hóa dòng xe, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định.
Chú ý không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp. Trong đó, các trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ có thể kể đến như:
Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.
Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.
Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu
Điều này đồng nghĩa rằng, trừ các trường hợp khẩn cấp, người tham gia giao thông không dừng, đỗ phương tiện hay đi đè lên vạch xương cá.
Như vậy, với những thông tin mà bài viết cung cấp. Hy vọng bạn đã biết được ý nghĩa vạch xương cá. Đặc biệt hãy chú ý và tuân thủ những quy định tham gia giao thông để không phạm lỗi.
Hãy liên hệ với Đào Tạo Lái Xe Vị Thanh ngay khi có thắc mắc để được hỗ trợ sớm theo thông tin sau nhé!
Thông tin liên hệ để được tư vấn & đăng ký:
Đào tạo lái xe Vị Thanh
· Hotline/Zalo: 0916 249 674
· Email: cskhazcoach@gmail.com
· Fanpage: Đào Tạo Lái Xe Vị Thanh
· Website: https://www.daotaolaixevithanh.com
· Văn phòng: 124A, đường Mậu Thân nối dài, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét